Thứ Sáu, 16 tháng 5, 2014

Chế độ ăn: Chế độ ăn hợp lý, ăn ít thịt nhiều rau

- Ung thư trực tràng: Hay gặp ở người già, triệu chứng chủ yếu là đi ngoài máu tươi kéo dài, máu ra từng giọt hay từng tia. Thăm và soi trực tràng thấy khối u.
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân gây đi ngoài ra máu như:
+ Viêm đại trực tràng chảy máu: Có thễ rỉ máu theo phân có lẫn ít mủ thường chảy máu nhiều.
+ Nhồi máu ruột non do tắc mạch mạc treo: Đau quặn bụng dữ dội và đi ngoài ra máu, máu có thể đen hoặc tươi.
+ Polyp đại, trực tràng: Đi ngoài ra máu tươi thành giọt, đôi khi thành tia. Soi và chụp đại tràng có thể thấy Pôlip.
+ Tình trạng dị ứng: Gây xung huyết niêm mạc trực tràng cũng có thể gây ra đi ngoài máu tươi.
+ Xuất huyết đường tiêu hóa: Xuất huyết dạ dày, tá tràng, nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa... cũng gây đi ngoài ra máu, biểu hiện thường là đi ngoài ra phân đen với mùi đặc trưng.

Phòng tránh đi ngoài ra máu

- Chế độ ăn: Chế độ ăn hợp lý, ăn ít thịt nhiều rau, ăn các loại thực phẩm có nhiều chất xơ, ăn ít đồ cay, ăn nhiều trái cây, ăn sáng hàng ngày giúp đi đại tiện dễ dàng. Không uống rượu, bia; không dùng các thức ăn dễ gây kích thích như ớt, hạt tiêu.
- Đi đại tiện hàng ngày: Tập thói quen đi đại tiện hàng ngày, giữ vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, khi đi đại tiện không ngồi xổm lâu hoặc rặn mạnh. Giảm bớt các tác động lên vùng hậu môn, trực tràng, dùng giấy vệ sinh mềm, sạch sẽ.
- Thể dục, thể thao: Tham gia vào một số hoạt động thể chất phù hợp để thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa và sự lưu thông máu. Tăng cường vận động cho cơ thắt hậu môn, đặc biệt là vận động hậu môn, khi bị sưng tấy do trĩ, chảy máu nhiều thì nên đi khám và điều trị kịp thời.
- Làm việc khoa học: Tránh khuân vác quá nặng, tránh đứng/ngồi liên tục trong thời gian dài. Với người phải ngồi làm việc liên tục, sau khoảng 1h nên đứng dậy đi lại, vận động nhẹ nhàng vài phút.

Bệnh đi ngoài ra máu : Nguyên nhân và cách phòng tránh

Bệnh đi ngoài ra máu có nhiều nguyên nhân gây ra, có thể là đi ngoài ra máu tươi hoặc đi ngoài ra phân đen. Trường hợp đi ngoài ra máu tươi thường có nguyên nhân là các tổn thương ở đại tràng, trực tràng, hậu môn. Trường hợp đi ngoài ra phân đen thì nguyên nhân là chảy máu từ thực quản xuống ruột non. Dưới đây các chuyên gia hậu môn - trực tràng của Phòng khám Thiên Tâm xin giới thiệu một số nguyên nhân gây bệnh đi ngoài ra máu và cách phòng tránh:
Xem thêm dài bao quy đầu >>>
  • Có thể bạn quan tâm: Bị đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?
benh-di-ngoai-ra-mau
Bệnh đi ngoài ra máu

Nguyên nhân đi ngoài ra máu thường gặp

- Bệnh trĩ: Máu tươi dính theo phân và nhỏ giọt sau khi đại tiện. Thăm trực tràng sẽ thấy tĩnh mạch trực tràng giãn và nổi ngoằn ngoèo thành từnng búi, có máu ra theo tay. Bệnh trĩ cần được điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm.
- Táo bón: Bị táo bón dẫn tới đi ngoài ra máu tươi.
- Kiết lỵ: Máu thường lẫn với phân, kèm theo có chất nhầy, đi ngoài nhiều lần trong ngày, đau bụng, mót rặn và đau hậu môn khi đi đi ngoài.
- Ung thư đại tràng: Đi ngoài máu thường ít và dính theo phân. Có hội chứng bán tắc ruột và khám thấy khối u.

Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

Khi thấy bé nhà mình đi ngoài ra mọi người thường hết sức lo lắng

Bé bị đi ngoài ra máu
Khi thấy bé nhà mình đi ngoài ra mọi người thường hết sức lo lắng. Tuy nhiên các bậc phụ huynh cần phải bình tĩnh theo dõi và quan sát kỹ càng màu của máu trong phân của trẻ vì đó  là yếu tố quan trọng để các bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn.
Bé bị đi ngoài ra máu

Nguyên nhân trẻ bị đi ngoài ra máu

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho bé bị đi ngoài ra máu như bé bị táo bón nên phân khô cứng làm rách hậu môn, bé bị bệnh lộn ruột, bệnh sốt thương hàn, bệnh sốt xuất huyết nhưng nguyên nhân chủ yếu thường gặp nhất là do gan của bé con khá non nớt nên không thể tạo đầy đủ các chất đông huyết với trường hợp bé sinh thiếu tháng.
  • Triệu chứng bệnh táo bón: Bé đi tiêu ra phân khô, cứng, chặt nên làm rách màn hậu môn gây xuất huyết. Bé đi tiêu chảy ra máu tươi, thành từng giọt sau khi phân đã ra.
  • Triệu chứng bệnh trĩ: Bé có thể đi tiêu ra máu vì trĩ nhưng bệnh này rất hiếm ở trẻ con. Khi bị trĩ, bé đi tiêu rất đau đớn, hậu môn sẽ bị trầy xước gây chảy máu nên khiến người chăm sóc dễ lầm là bệnh kiết.
  • Triệu chứng của bệnh lồng ruột: Bé đau bụng dữ dội, đau từng cơn, đi tiêu ra nhiều máu và đờm, thường kèm theo nôn ói. Việc như vậy xảy ra với các bé mạnh khỏe, bụ bẫm thì chính là bé bị lồng ruột chứ không phải bị bệnh khác như người ta vẫn hay nhầm nếu không được chụp X-Quang hay siêu âm kỹ càng. Trong trường hợp này, hi thấy bé đau bụng dữ dội một cách bất thường là phải đưa bé đến bác sĩ khám ngay chứ không đợi đến lúc trẻ có triệu chứng nôn ói và ra máu ở hậu môn.
  • Triệu chứng bệnh sốt thương hàn: Biến chứng bình thường nhất của xuất huyết ở bộ tiêu hóa, sốt xuất huyết làm cho bé nôn ói, đi tiêu ra máu. Trong trường hợp này máu có màu đen và hơi xám hoặc đỏ tươi.

Làm gì khi trẻ bị đi ngoài ra máu

Nếu trẻ bị đi ngoài ra máu vì táo bón. Trước tiên, để bé đi cầu đều đặn và dễ dàng mỗi ngày thì khối lượng phân phải đủ lớn để kích thích bóng trực tràng gây cảm giác mắc đi cầu và phản xạ tống xuất, phân phải đủ mềm để đi cầu không đau, không chảy máu, không làm bé sợ mà nín không dám đi. Ngoài ra, nhu động ruột phải đủ mạnh để tống chất thải xuống và tống ra ngoài. Để cả quá trình này dễ dàng, chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng phải phù hợp với bé.
Để khối phân đủ lớn, bạn cần tăng thêm chất xơ trong thức ăn. Hiện nay con bạn ăn 2 chén cháo với nhiều rau, nhưng có lẽ chưa đủ nhu cầu của bé. Bạn có thể chia 2 chén cháo thành 3 bữa, để có thể tăng lượng rau lên thêm nữa.  Ngoài ra thêm trái cây có nhiều xơ sau bữa ăn. Vì con bạn đã ở mức béo phì, do đó tôi không khuyến cáo bạn tăng thêm phần tinh bột hoặc chất béo, nhưng vẫn phải đảm bảo đủ cho nhu cầu phát triển của lứa tuổi. Bạn cũng cần xem lại chế độ sữa cho bé, xem có quá dư thừa không, cách pha hay thành phần chưa phù hợp làm bé béo phì mà lại bón. Thuốc nhuận tràng bạn dùng cũng giúp làm tăng khối lượng phân cho bé nên bé dễ đi cầu.
Để phân mềm, các thức ăn phải cân đối về thành phần, một số loại khi dư thừa sẽ gây táo bón, chẳng hạn quá dư đạm, một số dạng chất béo, nhiều canxi hay sắt… Thiếu nước cũng là nguyên nhân làm phân rắn hơn. Ngoài ra những bé bị bón lâu ngày, sau một thời gian đi cầu bị đau sẽ có xu hướng nín đi cầu, nên phân bị ứ trong ruột già bị hút nước càng khô cứng hơn, bé càng sợ đi cầu hơn. Vì vậy, người ta có thể dùng thuốc làm mềm phân và bơm hậu môn tạo phản xạ đi cầu đều đặn, tránh ứ phân trong thời gian đầu mới điều trị để chặt đứt vòng luẩn quẩn này. Tuy nhiên, thuốc nhuận tràng dùng lâu dài có thể bị giảm tác dụng, đòi hỏi tăng liều dần, dùng nhiều có thể gây chướng bụng do bị vi khuẩn trong đại tràng lên men nên cũng không phải là giải pháp lâu dài và cơ bản.
Nhu động ruột liên quan nhiều đến vận động chủ động của bé. Bé cần đi, đứng, chạy nhảy thường xuyên. Những bé béo phì thường lười vận động vì mau mệt, thích ăn ngọt, ăn thịt, ăn cơm mà không thích ăn rau trái cây nên dễ bị bón hơn các bé khác.
Với các lí do khác bạn nên đưa bé đi khám để có thể chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị hiệu quả.
Xem thêm dài bao quy đầu cảm ơn các bạn đã quan tâm
Nguồn: Tổng hợp

Thứ Hai, 12 tháng 5, 2014

Có nhiều phương pháp ngoại khoa điều trị bệnh trĩ: chích xơ, thắt dây thun

Có nhiều phương pháp ngoại khoa điều trị bệnh trĩ: chích xơ, thắt dây thun, đốt, phẫu thuật cắt trĩ, phẫu thuật Longo,... Song đối với bệnh trĩ ngoại, chỉ được áp dụng phẫu thuật cắt trĩ. Bởi tại đây, có các cơ quan thụ cảm, gây đau đớn rất nhiều một thời gian dài sau mổ, do đó các phương pháp còn lại không được áp dụng.

Phương pháp phẫu thuật cắt trĩ tuân theo một số nguyên tắc nhất định:
1. Cắt bỏ từng búi trĩ cùng với phần da niêm phủ lên trên, bảo tồn lớp cơ thắt trong nằm bên dưới.
2. Sau khi cắt, hai mép vết thương có thể được khâu đóng hay để hở.
3. Nếu chọn khâu đóng: Khâu đóng hai theo chiều dọc đối với búi trĩ nhỏ. Đối với búi trĩ lớn hay trĩ vòng, khâu đóng theo chiều ngang.
4. Cắt trĩ khâu đóng
Quan niệm về phẫu thuật cắt trĩ ngày nay đã có nhiều thay đổi. Nguyên tắc bảo tồn tối đa phần da của ống hậu môn luôn được tuân thủ. Phần trĩ ngoại, có thể được để lại, dần dần sẽ bị teo khi uống thuốc khi sự thông nối với phần trĩ nội đã bị cắt đứt.
Bệnh trĩ ngoại không được khuyên nên điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, trừ khi bệnh trĩ đã đến giai đoạn cuối, bị nhiễm trùng và sưng tấy thậm chí lở loét. Đặc biệt lưu ý phẫu thuật trĩ tuy đơn giản nhưng nếu không cẩn thận đã có trường hợp tử vong vì phẫu thuật ở các cơ sở không đạt tiêu chuẩn. Sử dụng thuốc vẫn là sự lựa chọn đầu tay của các bác sĩ hiện nay. Y học cổ truyền với nhiều bài thuốc cổ phương, ví dụ như Hoè giác tán, Hoè giác hoàn, có tác dụng chữa trị bệnh trĩ hiệu quả.
 Xem thêm  bệnh trĩ nội

Điều trị bệnh trĩ ngoại

Bệnh trĩ ngoại là loại bệnh mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó gây ra sự khó chịu cho người bệnh. Bệnh trĩ ngoại không hề khó nếu như bệnh nhân được kết hợp các phương pháp ngoại khoa với phương pháp nội khoa chính xác.

 Trĩ ngoại 1
Bệnh trĩ ngoại là gì?

Bệnh trĩ ngoại là chứng giãn tĩnh mạch thuộc đám rối tĩnh mạch trĩ dưới (ngoài) búi trĩ nổi lên ở ngoài hậu môn được da che phủ. Búi trĩ ngoại sa xuống gây nhiều triệu chứng, biến chứng: viêm nhiễm, đau đớn, sưng tấy, tắc mạch, đau đớn,...
Vị trí và cấu tạo: Búi trĩ ngoại khác búi trĩ nội ở chỗ nó nằm ở dưới đường lược, nằm phía ngoài hoặc bờ hậu môn. Cấu tạo gồm: một lớp da ở bề mặt bên ngoài, bên trong là các mô liên kết, các tĩnh mạch trĩ rất nhỏ, mảnh, đan xen dạng mạng lưới (nên gọi là búi).
Dấu hiệu nhận biết:
- Xuất hiện búi phồng có màu đỏ sẫm, bề mặt khô, phủ bởi một lớp da ở bề mặt bên ngoài.
- Vùng bị trĩ ngoại có thể dễ dàng nhìn thấy được không thể đưa vào trong hậu môn được và không dễ bị chảy máu.
 - Khi có huyết khối trong búi trĩ ngoại, các cục huyết khối là các nốt màu tím sẫm, ấn có cảm giác cứng chắc và đau. Búi trĩ ngoại bị huyết khối có thể diễn tiến xơ hoá sau 10-14 ngày, tạo thành mẫu da thừa.
Điều trị bệnh trĩ ngoại
Phương pháp nội khoa (dùng thuốc)
Thuốc chữa trị bệnh trĩ có 2 loại: loại để uống (viên nén, viên nang) và loại dùng để bôi hoặc đặt trong hậu môn như thuốc mỡ, thuốc viên đạn.
Thuốc uống dạng viên nang hoặc viên nén: các loại thuốc này có tác dụng tăng tính thẩm thấu, tăng độ vững bền thành mạch, có tác dụng làm giảm sưng, phù nề, giúp cầm máu đối với trĩ chảy máu, co búi trĩ.
Thuốc đặt hoặc thuốc bôi: người ta thường dùng thuốc mỡ hoặc thuốc đặt để bôi lên vùng bị tổn thương có tác dụng tại chỗ. Các loại thuốc này có hoạt chất giảm đau, giảm ngứa, sát trùng, chống viêm nhiễm song chỉ giảm bớt các triệu chứng chứ không điều trị triệt để nguyên nhân gây ra bệnh. Các loại thuốc đạn đặt vào trong vùng hậu môn nhưng thường là để chữa trị nội hơn.
Tất cả các loại thuốc đều phải dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ, bởi ngoài điều trị bệnh trĩ còn phải điều trị các bệnh liên quan gây ra bệnh trĩ như thuốc trị táo bón, đường ruột, thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc giảm đau,…
Thuốc Y học cổ truyền. Theo  “Điều trị bằng thuốc y học cổ truyền có hiệu quả,  không chỉ triệu chứng mà điều trị tận gốc nguyên nhân của bệnh ”, BS CKII Hoàng Đình Lân_Tổng thư ký Hội hậu môn trực tràng Việt Nam, giải thích: “Điều trị bằng y học cổ truyền phải kéo dài thời gian từ 1-2 tháng và đó là các bài thuốc chữa trĩ cổ phương, các loại thuốc đã hiện đại hóa từ các bài thuốc đông dược như thuốc tiêu trĩ Safinar. Ngoài ra, bản thân người bệnh phải kiêng khem trong sinh hoạt, dinh dưỡng theo lời dặn của thầy thuốc”.
Phương pháp phẫu thuật trĩ ngoại
 Trĩ ngoại 2